Tham gia cùng Đoàn công tác số 11, Tiến sỹ Trần Thu Dung, Đại học Paris VII (Pháp), chia sẻ niềm vui vừa hoàn thành cuốn sách “Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam” bằng tiếng Pháp.
Tiến sỹ Trần Thu Dung cho biết cuốn sách được lấy “tinh thần” từ Hội thảo khoa học với chủ đề: "Biển Đông và vấn đề chủ quyền của Việt Nam" được tổ chức ngày 10/6/2023 tại Pháp. Những thành viên Đoàn công tác là Việt kiều đã đi thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 cùng những người yêu biển, đảo Việt Nam có cơ hội kết nối, trao đổi tài liệu và cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình Biển Đông. Tiến sỹ Trần Thu Dung cho biết đã tham gia thành lập “Ban liên lạc người Việt tại châu Âu vì biển, đảo Việt Nam” và mong muốn cùng nhau tổ chức các hoạt động hướng về biển, đảo.
“Hội thảo đã thu hút được các giáo sư, tiến sỹ, nhà nghiên cứu, nhà kinh tế học, nhà giáo dục đến từ các nước Pháp, Italy, Đức, Ba Lan, Séc, Ukraine, Canada và Việt Nam. Chúng tôi đã thu thập được những tư liệu quý giá về chủ quyền biển, đảo Việt Nam trên các góc độ lịch sử, văn hóa, chính trị và pháp lý. Tất cả đã được ghi chép và viết lại, ghi chép bằng tiếng Pháp. Đặc biệt, sách được in ấn tại một nhà in lớn để đưa vào Thư viện Quốc gia Pháp, từ đó lan tỏa ra quốc tế,” Tiến sỹ Trần Thu Dung chia sẻ.
Theo tác giả cuốn sách, sau những chuyến thăm Trường Sa, mỗi người đều ý thức về trách nhiệm bảo vệ đất nước.
“Tình cảm đó khó nói, mỗi người một trách nhiệm nhỏ. Chúng tôi đóng góp về vật chất, về tinh thần và tìm kiếm những tư liệu vô giá. Thời gian tới, tôi muốn dịch cuốn sách cả bằng tiếng Anh để bạn bè thế giới hiểu về Việt Nam,” Tiến sỹ Trần Thu Dung chia sẻ.
Trong Đoàn công tác, đại biểu Trần Thắng, kiều bào tại Mỹ, không giấu được xúc động khi tâm sự về những tình cảm của mình với biển, đảo quê hương. Anh cho biết đã sưu tập được 150 bản đồ cổ Hoàng Sa-Trường Sa và Trung Quốc và trưng bày tại triển lãm lần đầu tiên tại Đà Nẵng vào tháng 1/2014.
Sau sự kiện này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổng hợp tài liệu của anh và phối hợp với Viện Hán Nôm xây dựng Chương trình biển, đảo Việt Nam. Theo đó, 100 cuộc triển lãm đã được tổ chức trên phạm vi cả nước trong các năm 2014-2015 nhằm lan tỏa hào khí bảo vệ biển đảo quê hương.
Được tham gia hải trình thăm Trường Sa năm nay, anh Thắng tâm sự: “Đi để cảm nhận giá trị thiêng liêng của đất nước, để xem biển, đảo của Việt Nam đẹp như thế nào. Và điều trên hết là chúng ta tận mắt thấy được ý chí và trải nghiệm cuộc sống của hải quân Việt Nam trong tuyến đầu bảo vệ biển, đảo.”
Mỗi người ở một vị trí và có những cách riêng lan tỏa về tinh thần yêu thương và trách nhiệm bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc. Chị Nguyễn Thị Thanh Hương, Việt kiều tại Lào và là Hiệu trưởng Trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du tại Vientiane (Lào), khẳng định về trách nhiệm truyền bá kiến thức và nền văn hóa Việt Nam đến các học sinh đang sinh sống tại Lào.
“Lần đầu tiên, khi tôi đặt chân lên trên con tàu 561 và các cán bộ, chiến sỹ hải quân đón tiếp trong không khí nồng hậu, giản dị và chân thành, tôi đã không kiềm chế được cảm xúc của mình. Một tuần, sống giữa mênh mông biển, trời của đất nước, tôi đã rất hãnh diện mình người Việt Nam,” chị Hương nói.
Chị Hương cho biết thêm khi nhận được thông báo của Đại sứ quán Việt Nam về chuyến đi của kiều bào đi thăm Trường Sa, nhà trường đã phát động phong trào "Vì các cán bộ, chiến sỹ đảo Trường Sa" và nhận được rất nhiều tình cảm và sự chia sẻ, đóng góp của các giáo viên, học sinh và phụ huynh. Không chỉ dừng lại đây, nhà trường sẽ tiếp tục phát động các phong trào trong các năm sau đó.
“Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm tới sự phát triển của những người Việt Nam ở nước ngoài. Tôi mong muốn mỗi một học sinh của trường sẽ là một sứ giả của Việt Nam, để truyền bá lịch sử, văn hóa của đất nước lan tỏa rộng tình yêu quê hương tới bạn bè của các em và những người xung quanh,” chị Hương cho biết.
Vào ngày cuối cùng trong hải trình con tàu 561 trở về đất liền, các đại biểu kiều bào tại châu Á trong Đoàn đã họp bàn về việc thành lập Ban liên lạc người Việt Nam tại châu Á-Thái Bình Dương vì biển, đảo Việt Nam.
Ông Nguyễn Mạnh Đông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, cho hay Đoàn công tác số 11 ra thăm Trường Sa năm 2024 với 65 kiều bào từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài luôn thấu hiểu và biết ơn sâu sắc công lao to lớn của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hải quân Việt Nam trong việc giải phóng, bảo vệ và phát triển các hệ thống đảo xây dựng thành những cơ sở bảo đảm an ninh vững chắc cho chủ quyền biển, đảo. Trong các chuyến thăm Trường Sa, bà con kiều bào từ khắp nơi trên thế giới với tấm lòng và tình cảm của mình đã có những đóng góp thiết thực, góp phần làm giảm bớt phần nào khó khăn của các cán bộ, chiến sĩ ngoài đảo xa.
“Tôi tin tưởng chắc chắn rằng sau chuyến đi Trường Sa lần này, nhiều hoạt động tích cực hướng về biển đảo quê hương sẽ tiếp tục được triển khai sâu rộng hơn trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Các chuyến đi Trường Sa luôn hun đúc tinh thần yêu nước và nâng cao hơn nữa trách nhiệm đối với quốc gia dân tộc. Các thành viên của Đoàn công tác số 11, đặc biệt là bà con kiều bào ta sẽ trở thành những sứ giả của Trường Sa, lan tỏa tình yêu với biển đảo Tổ quốc, biến tình yêu thành hành động cụ thể để đóng góp cho công tác xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương,” ” ông Nguyễn Mạnh Đông nói.
Chuyến đi thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-I năm 2024 của Đoàn công tác số 11 đã thành công tốt đẹp, bảo đảm an toàn tuyệt đối, để lại tình cảm, ấn tượng sâu sắc đối với quân, dân huyện đảo Trường Sa, nhà giàn DK-I cũng như với mỗi thành viên tham gia đoàn công tác.
Bên cạnh đó, Trưởng đoàn công tác số 11, Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, đề xuất một số kiến nghị Đảng và Chính phủ tăng cường ngân sách Nhà nước và chỉ đạo huy động từ các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đầu tư hơn nữa cho Trường Sa và Nhà giàn DK-I. Cùng với đó, các cấp quản lý chú trọng đầu tư các công trình trọng điểm về quốc phòng, dân sự hóa Trường Sa. Đặc biệt là có cơ chế thu hút đầu tư các doanh nghiệp trong nước ra Trường Sa trên các lĩnh vực (khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch, xử lý rác thải trên đảo…).
Trên cơ sở đó, nguồn ngân sách thường xuyên cần bố trí ổn định để đầu tư xây dựng, củng cố, duy tu, bảo dưỡng các công trình và trang thiết bị trên Quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I. Và, chế độ, chính sách và đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân và các lực lượng làm nhiệm vụ cần được quan tâm hơn nữa đến
Đối với Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân, Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện cho rằng cần rà soát lại chính sách đối với cán bộ, chiến sỹ hoạt động tại quần đảo Trường Sa, tiếp tục đề nghị với Đảng, Nhà nước điều chỉnh kịp thời trên tinh thần khuyến khích, ưu tiên đặc thù. Để tuyên truyền về biển đảo và thu hút các nguồn lực đầu tư cho Trường Sa, Nhà giàn DK-I, ông cho rằng cần tiếp tục tổ chức tốt các chuyến đi thăm, làm việc tại quần đảo Trường Sa và mở rộng thêm thành phần tham gia.
Về các đơn vị, tổ chức tham gia đoàn công tác, Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện nhấn mạnh với chức năng, các cơ quan Trung ương, các địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương về những chủ trương, giải pháp nhằm phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho quân dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I.
“Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương và kiều bào ta ở nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh phối hợp với Quân chủng Hải quân tuyên truyền vận động các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp, doanh nhân, nhân dân bằng khả năng và thế mạnh của mình có thể ủng hộ, hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, dân sinh trên quần đảo Trường Sa,” Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện nói ./.
Bài 1:
Tình hình trên Biển Đông và các vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là phải giữ vững môi trường hòa bình và ổn định.
Bài 2:
Đảo Sinh Tồn Đông có vị trí quan trọng trong hệ thống phòng thủ trên quần đảo Trường Sa. Các cán bộ, chiến sĩ luôn quán triệt sâu sắc tình hình, nhiệm vụ, tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao.
Bài 3:
Mỗi cán bộ, chiến sĩ đóng quân trên đảo Len Đao luôn khẳng định quyết tâm vững vàng, không nao núng tinh thần, kiên quyết, kiên trì giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong mọi tình huống.
Bài 4:
Nếu đảo Đá Đông hiên ngang giữa biển trời mênh mông, thì đảo Đá Tây lại vững vàng trở thành “căn cứ” an toàn của ngư dân ra khơi suốt dọc vùng duyên hải miền Trung, đến cực Nam của Tổ quốc.
Bài 5:
Cùng với cán bộ chiến sỹ, mỗi công dân trên đảo cũng là những “tấm lá chắn” - bằng xương, bằng thịt kề vai sát cánh cùng bộ đội tạo nên “phên dậu” vững vàng bảo vệ thềm lục địa của Tổ quốc.
Nguồn bài viết : Thuật toán cờ bạc online