Encaladus là vệ tinh lớn thứ 6 của sao Thổ
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sciene, theo đó có một đại dương ngầm dưới bề mặt Encaladus. Các nhà khoa học phát hiện ra khí hydro sinh ra từ các miệng phun thủy nhiệt trong điều kiện "có thể dẫn tới sự hình thành sự sống" - nghiên cứu cho hay.
Cụ thể, khí hydro được tàu vũ trụ Cassini của NASA phát hiện vào mùa thu năm 2015, khi con tàu bay qua một đám mây hơi nước được phun trào qua các vết nứt trên bề mặt băng giá của Encaladus. Chuyến bay này cũng tìm ra dấu vết của nước, đá, khí metal, muối và nhiều hợp chất carbon khác.
Chuyên gia Chris Glein của Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI) cho rằng hydro được tạo ra bởi phản ứng hóa học giữa nước ấm và băng đá. Khám phá này khiến Enceladus trở thành nơi duy nhất ngoài Trái đất mà giới khoa học tìm thấy bằng chứng trực tiếp về nguồn lực hỗ trợ cho sự sống.
Theo nhóm nghiên cứu của NASA, mặt trăng Enceladus có đủ các điều kiện cần thiết cho sự sống, nhưng cần phải có đủ thời gian để điều này trở thành hiện thực. "Nó sẽ giống như một cửa hàng đầy kẹo cho các loại vi khuẩn" - Hunter Waitem, tác giả chính của nghiên cứu, ví von.
Trước đó, kính viễn vọng Huble đã thu được nhiều bằng chứng về những đám mây hơi nước trên bề mặt băng của vệ tinh Europa của sao Mộc. Tàu vũ trụ Galileo cũng quan sát thấy các đám mây tương tự nhưng xuất hiện ở một vùng tương đối ấm áp trên bề mặt Europa.
Chuyên gia nghiên cứu sinh vật học Mary Voytek không đánh giá cao khả năng tồn tại sự sống trên Encaladus và cho rằng nếu có, sự sống ở đây sẽ không thực sự phát triển. Khi được hỏi, cô nói rằng Europa mới là ứng viên tiềm năng hơn.
Chiến dịch Europa Clipper của NASA dự kiến bắt đầu vào năm 2020, sẽ tiếp tục hành trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. Trong hành trình này, vệ tinh Enceladus sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn với nhiều thiết bị tối tân.
"Những đại dương này vừa mới được phát hiện. Chúng ta cần phải thăm dò chúng bởi chúng là một trong những địa điểm tốt nhất hiện có thể hỗ trợ sự sống" - thông báo của NASA nêu rõ.
Hồng Anh
Nguồn bài viết : TK lần xuất hiện