Cà phê thải loại được mua về, sau đó nhuộm bằng nước pha bột pin để tạo màu trước khi rang xay, bán ra thị trường. Cơ sở chế biến cà phê “bẩn” này hoạt động đã nhiều năm nay, cung cấp ra thị trường hàng chục tấn cà phê.
Cà phê thải loại được mua về, sau đó nhuộm bằng nước pha bột pin để tạo màu trước khi rang xay, bán ra thị trường. Cơ sở chế biến cà phê “bẩn” này hoạt động đã nhiều năm nay, cung cấp ra thị trường hàng chục tấn cà phê.
Ngày 17/4, ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch UBND xã Đắk Wer (huyện Đắk R’lấp) cho biết, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp cùng Thanh tra Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND huyện Đắk R’lấp và xã Đắk Wer đã bắt quả tang Cơ sở chế biến kinh doanh nông sản của bà Nguyễn Thị Thanh Loan (thôn 13, xã Đắk Wer) đang pha trộn tạp chất vào cà phê.
Hiện cơ quan chức năng đang kiểm định mẫu cà phê tại cơ sở kinh doanh này, khi có kết quả, sẽ tiến hành xử phạt vi phạm.
![]() |
![]() |
Lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện hàng chục tấn cà phê chuẩn bị xuất xưởng |
Trước đó, vào ngày 16/4, Cảnh sát môi trường phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông bất ngờ kiểm tra cơ sở sản xuất trên và phát hiện cơ sở này có hành vi pha trộn tạp chất vào cà phê, sau đó cung cấp ra thị trường.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện có hàng chục tấn cà phê bẩn cùng đất, đá được tập kết ở trong kho, trong đó có 12 tấn cà phê đã được nhuộm đen bằng pin, 2 chậu chứa 35 kg pin được đập vụn, 1 xô chứa lõi pin, 1 xô chứa nước màu đen và nắp pin... dùng để nhuộm đen cà phê.
![]() |
Pin con ó là một phần nguyên liệu tại cơ sở sản xuất cà phê bẩn |
Bước đầu, chủ cơ sở khai nhận hành vi đến các đại lý thu mua cà phê thải loại, phế phẩm vỏ cà phê, cà phê vụn... sau đó mua các cục pin về đập dẹp, dùng lõi pin hòa với nước rồi nhuộm vào cà phê, đóng gói bán ra thị trường.
Cơ sở chế biến này hoạt động từ nhiều năm nay, chỉ riêng từ đầu năm đến nay đã xuất bán ra thị trường hơn 3 tấn cà phê bẩn.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
(Theo Dân trí)
Măng ngâm hóa chất được bán với giá rẻ tại nhiều chợ đầu mối, sau đó được tiểu thương lấy về tiêu thụ tại các chợ dân sinh.
Công an TP Cần Thơ vừa phát hiện một cơ sở sản xuất mì sợi có chứa hàn the cùng phẩm màu, nước tro tàu không rõ nguồn gốc.
Kẹo dẻo là món ăn ưa thích của nhiều trẻ em, do vậy, nhiều cơ sở sản xuất bất chấp dùng đến các loại hóa chất bị cấm sử dụng cho thực phẩm trên thị trường để hút khách.
Đũa dùng một lần là sản phẩm tiện dụng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, đũa dùng một lần lại được cảnh báo có thể gây nguy hại do chứa hóa chất ảnh hưởng sức khỏe người dùng.
Những quả cam trên vỏ còn lốm đốm xanh, trắng trông như bị phủ hoá chất khiến người tiêu dùng lo sợ không dám ăn. Thậm chí, nhiều người đòi trả lại hàng đã mua dù người bán cam kết cam được trồng tại vườn của gia đình.
Chỉ cần dùng một loại thuốc lạ ngâm với hoa quả vừa khiến hoa quả chín đều màu vừa có thể bảo quản hoa quả lâu ngày. Đó là bí quyết mà nhiều thương lái buôn hoa quả ở vùng biên rỉ tai nhau.
Cơ quan công an bắt quả tang cơ sở thu mua sầu riêng của bà Trần Thị Tuyết đang “tắm” hóa chất cho hơn 2 tấn sầu riêng.
Thông tin này sẽ rất hữu ích đối với những tín đồ thích ăn lẩu, cùng xem video để biết được mình đã từng ăn phải nồi lẩu 'dởm' hay chưa.
Vụ 7 tấn lợn chết ở Quảng Ninh cùng loại rượu đựng săm ô tô bị phát hiện khiến người ăn lại thêm rùng mình.
Nguồn bài viết : LỊCH THI ĐẤU BÓNG ĐÁ